Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh https://tapchiskda.vn/skda <p>Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh có chức năng thông tin, giới thiệu về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, đăng tải các kết quả nghiên cứu về sân khấu, điện ảnh, các ngành văn hoá nghệ thuật có liên quan của các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên nhằm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu về sân khấu và điện ảnh.</p> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH vi-VN Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2354-0680 BÁT NHÃ TÂM KINH TRONG “XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG… RỒI LẠI XUÂN” https://tapchiskda.vn/skda/article/view/129 <p>Bộ phim kể về cuộc hành trình của một chú tiểu và sư phụ của mình tu tập trong ngôi chùa ẩn mình giữa hồ nước mênh mông. Phim thể hiện sự thay đổi thời gian qua bốn mùa trong năm, từ mùa xuân đến mùa đông, cũng là những vận động và thay đổi trong quá trình hành tu của hai thầy trò. Đạo diễn Kim Ki-duk đã khái quát hành trình này như một bức tranh đầy tĩnh lặng, tinh tế nhưng cũng không kém phần xung đột nội tâm để tìm kiếm, trưởng thành và giải thoát về tâm linh của họ.</p> Trần Quang Minh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.129 KỂ CHUYỆN VỀ ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH CỦA ĐẠO DIỄN HIROKAZU KORE-EDA https://tapchiskda.vn/skda/article/view/130 <p>Đạo diễn Hirokazu Kore-eda là một trong những gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Nhật Bản đương đại. Các bộ phim của ông thường xoay quanh đề tài gia đình, khám phá những mặt trái và sự bất ổn trong cuộc sống gia đình ở một đất nước hiện đại và có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản. Bằng sự phối hợp tinh tế của nhiều yếu tố khác nhau, từ cốt truyện, kết cấu, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn, không gian và ngôn ngữ kể chuyện… đạo diễn đã tạo ra một câu chuyện với cách kể chuyện hấp dẫn và đầy suy ngẫm đến người xem.</p> Nguyễn Thị Như Quỳnh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.130 VỀ THI PHÁP VỞ NỖI OAN NÀNG ĐẬU NGA https://tapchiskda.vn/skda/article/view/120 <p>Quan Hán Khanh là nhà viết kịch cổ điển Trung Quốc đời nhà Nguyên. Ông được xem như là một nghệ sĩ nhân dân đầu tiên của Trung Quốc, và đã được liệt vào hàng ngũ danh nhân văn hóa thế giới năm 1957. Quan Hán Khanh soạn rất nhiều vở kịch, trên sáu mươi vở, nhưng đến nay, hậu thế chỉ thu thập được trên mười vở nguyên vẹn, số còn lại bị thất thoát hoặc chỉ còn một số đoạn. Ông viết vở "Nỗi oan nàng Đậu Nga" sau năm 1291, đời Nguyên Thế Tổ, khi ông đã già. Đây là một trong những vở tạp kịch tiêu biểu và xuất sắc nhất của ông, vở phản ánh tinh thần phản kháng quyết liệt của nông dân đối với ách thống trị của nhà Nguyên.</p> Tất Thắng Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.120 ẨN DỤ VÀ TƯỢNG TRƯNG TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH https://tapchiskda.vn/skda/article/view/121 <p>Trong phim truyện điện ảnh, qua dàn cảnh, nhiều thủ pháp ẩn dụ (liên quan đến ngôn ngữ điện ảnh, tạo hình và bối cảnh, phong cảnh sinh thái, dựng phim, đồ vật - đạo cụ, ánh sáng, màu sắc) và thủ pháp tượng trưng (nhiều sự vận dụng khác nhau) đã mang lại những hiệu quả đa dạng và phong phú. Từ đó, cùng với sự ẩn dụ tư tưởng và kể chuyện cũng như sự tượng trưng mang tính tư tưởng và qua kể chuyện, các thủ pháp điện ảnh này đã cho thấy mối quan hệ biện chứng với việc nâng cấp, tăng cường các giá trị biểu cảm, thông qua sự kiểm soát của đạo diễn (về mọi thứ xuất hiện trong khuôn hình) trong các bộ phim cụ thể.</p> Vũ Ngọc Thanh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.121 KỊCH CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI https://tapchiskda.vn/skda/article/view/122 <p>Nhà thơ Nguyễn Đình Thi thường nhắm vào những vấn đề chính trị - xã hội bức xúc của ngày nay, rồi mượn tứ cổ, tích lịch sử thông qua hư cấu “có thể là như thế” để phản ánh hiện thực, đặng xác định mục đích tư tưởng tối cao (bài học cho đời) của tác phẩm. Chứ không bao giờ “lấy cổ” vì cổ và nệ cổ, theo phương châm: Không ai đem quá khứ để sống trong hiện tại và tương lai, nhưng trong hiện tại có cả quá khứ lẫn tương lai.</p> Phạm Duy Khuê Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.122 MÀU SẮC VÀ BIỂU TƯỢNG THỊ GIÁC TRONG NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA ĐẠO DIỄN TRƯƠNG NGHỆ MƯU https://tapchiskda.vn/skda/article/view/123 <p>Đạo diễn điện ảnh Trung Quốc Trương Nghệ Mưu nổi tiếng với phong cách ấn tượng về mặt hình ảnh và sự cộng hưởng cảm xúc, điều này được thể hiện qua việc sử dụng màu sắc, vũ đạo và kỹ thuật kể chuyện điêu luyện, thường là các chủ đề về tình yêu, sự hy sinh với bối cảnh lịch sử hoặc văn hóa. Tính thẩm mỹ về mặt hình ảnh, đặc biệt thông qua việc sử dụng màu sắc, là trọng tâm trong phong cách của Trương Nghệ Mưu. Ông có khả năng đặc biệt trong việc tạo ra những cảnh quay hấp dẫn về mặt hình ảnh thông qua việc lựa chọn và xử lý màu sắc cẩn thận. Các bộ phim của ông thường có bảng màu tươi và rực rỡ, điều này làm tăng thêm tâm trạng và bầu không khí của câu chuyện.</p> Nguyễn Nguyên Vũ Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.123 TÌM HIỂU TÍNH TRÒ HÀI TRONG CHÈO TRUYỀN THỐNG QUA HAI VAI DIỄN MẸ ĐỐP VÀ CẢ SỨT https://tapchiskda.vn/skda/article/view/124 <p>Chèo là sân khấu tự sự truyền thống phương Đông, lấy diễn kể để thể hiện tác phẩm. “Có tích mới dịch nên trò” - tích là cơ sở để người diễn viên sáng tạo nên trò diễn, hay nói cách khác trò diễn là mục đích tối cao mà người diễn viên chèo truyền thống muốn thể hiện, muốn cống hiến tới khán giả. Xu thế hài hước hoá đậm đặc trong nghệ thuật biểu diễn chèo truyền thống. Xu thế ấy lúc bộc lộ rõ và thăng hoa trong các nhân vật hề và hài. Tài năng và trí tưởng tượng của người nghệ sĩ, sự thăng hoa trong nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật chèo đã tạo nên những lớp trò độc đáo mang giá trị thẩm mỹ cao của bộ môn nghệ thuật này, hai trong số đó là lớp trò Lý trưởng - Mẹ Đốp và Cả Sứt.</p> Lương Hoàng Thi Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.124 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NGHỆ THUẬT DỰNG PHIM https://tapchiskda.vn/skda/article/view/125 <p>Nghệ thuật dựng phim là một trong những yếu tố cốt lõi của ngôn ngữ điện ảnh, có vai trò quyết định trong việc tổ chức và truyền tải ý nghĩa thông qua hình ảnh động. Lịch sử nghiên cứu về nghệ thuật dựng phim trải qua ba giai đoạn chính: từ trường phái montage Xô Viết những năm 1920, đến các nghiên cứu mỹ học thập niên 1960–1970, và giai đoạn kết hợp lý thuyết - thực hành từ 1990 đến nay. Mỗi giai đoạn đều đóng góp những khám phá quan trọng về vai trò của dựng phim trong việc xây dựng ngôn ngữ và biểu đạt điện ảnh.</p> Trịnh Ngọc Sơn Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.125 MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC VIỆT: PHONG PHÚ ĐA DẠNG https://tapchiskda.vn/skda/article/view/126 <p>Múa dân gian dân tộc Việt được nảy sinh từ quá trình lao động, sáng tạo trong sinh hoạt, phong tục tập quán, nghi thức..., và có sự phát triển theo từng tiến trình lịch sử và tuân theo quy luật tự nhiên. Múa dân gian dân tộc Việt rất phong phú, đa dạng và được các nhà nghiên cứu phân thành những vùng văn hóa múa. Ngoài những đặc điểm chung với nhiều dân tộc trên thế giới như: Múa thường kết hợp với hát, với đạo cụ, tổ hợp động tác đơn giản, đội hình vòng tròn và hàng ngang, múa mặt nạ và hóa trang thường dùng để giả trang các nhân vật là nhân cách hóa từ động vật; các nhà nghiên cứu còn chỉ ra một số đặc điểm riêng của nó như: Múa vuốt, guộn, đuổi; Sự mềm mại, uyển chuyển; cách điệu, ước lệ; Cách tạo đội hình, tuyến múa; Quy luật thẩm mỹ xây dựng tạo hình múa; Sự biểu cảm và đa dạng tính cách nhân vật; Tính ngẫu hứng và cấu trúc mở…</p> Vũ Phương Thảo Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.126 CHUYỂN ĐỘNG MÁY QUAY MANG ẨN Ý BÁO HIỆU TRONG PHIM CỦA ALFRED HITCHCOCK https://tapchiskda.vn/skda/article/view/127 <p>Trong cuốn sách “Phim của Hitchcock”, nhà nghiên cứu Robin Wood đã đặt ra câu hỏi: Tại sao lại coi trọng Hitchcock? Đã hơn nửa thế kỷ kể từ khi Wood đặt ra câu hỏi đó, các nghiên cứu về Alfred Hitchcock đã được thực hiện bởi rất nhiều học giả, các nhà lý luận phê bình với những phân tích khác nhau. Tất cả những sự phân tích đều chứng minh một điều rằng Alfred Hitchcock là “bậc thầy dòng phim hồi hộp”, một nhà làm phim có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử điện ảnh. Trong những thủ pháp kể chuyện tạo sự hồi hộp, Hitchcock đặc biệt được nhắc đến với những sáng tạo về cách sử dụng chuyển động của máy quay để nâng cao kịch tích cho câu chuyện. Những chuyển động máy quay không chỉ nâng cao thẩm mỹ hình ảnh, tạo ấn tượng về mặt thị giác mà với tác giả, đó là một cách thể hiện mang ẩn ý báo hiệu nội dung.</p> Dương Hồng Vinh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.127 NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG KỊCH CHEKHOV (TIẾP THEO) https://tapchiskda.vn/skda/article/view/128 <p class="" data-start="253" data-end="1027">Nói đến kịch của Chekhov, các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã xác định kịch của ông là thể loại kịch hiện thực tâm lý trữ tình, kịch tâm trạng. Thể loại kịch này chi phối toàn bộ hệ thống thi pháp kịch của ông, trong đó có ngôn ngữ đối thoại. Ngôn ngữ trong kịch Chekhov, khác với ngôn ngữ trong kịch cổ điển, đó là lời ăn tiếng nói tự nhiên hằng ngày. Điều này phù hợp với nguyên tắc khách quan, không áp đặt của toàn bộ sáng tác Chekhov. Tuy nhiên, khi được đưa vào kịch, thông qua miệng những nhân vật của ông, cái lời ăn tiếng nói ấy lại có những tác động khác xa với cái thông thường hàng ngày. Lời nói của nhân vật đều có cá tính riêng biệt, thường xoay quanh một vấn đề nhất định, phản ánh tính tình, sở thích, công việc và tâm tư riêng biệt của nhân vật.</p> Hán Quang Tú Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2025-04-08 2025-04-08 45 10.70494/2354-0680.128