https://tapchiskda.vn/skda/issue/feed Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh 2024-10-02T15:37:59+07:00 Open Journal Systems <p>Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh có chức năng thông tin, giới thiệu về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, đăng tải các kết quả nghiên cứu về sân khấu, điện ảnh, các ngành văn hoá nghệ thuật có liên quan của các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên nhằm phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu về sân khấu và điện ảnh.</p> https://tapchiskda.vn/skda/article/view/81 VỀ MỘT ĐẶC SẮC TRONG THI PHÁP VỞ VUA LEAR: CẤU TRÚC CỐT TRUYỆN 2024-10-02T14:08:44+07:00 Tất Thắng sonvfx@gmail.com <p>Nếu ta vẫn nói, và cả thế giới đều công nhận rằng William Shakespeare là thiên tài kịch, thì đó chính là thiên tài thi pháp kịch, và trong cái vũ trụ thiên tài ấy đã nổi lên lấp lánh như một ngôi sao: cấu trúc cốt truyện phức tạp. Cấu trúc là một vấn đề cốt tử của thi pháp kịch, trong đó, cấu trúc cốt truyện thu hút nhiều suy nghĩ, luận bàn của các lý luận gia, thi pháp gia, kịch tác gia, v.v…<br>“Vua Lear” được coi là có cấu trúc cốt truyện rất phức tạp, rất xoắn bện. Tính phức tạp, xoắn bện của cốt truyện “Vua Lear” còn thể hiện ở sự đan xen, chồng chéo nhiều tuyến kịch - tức tuyến hành động trong xung đột. Bên cạnh tuyến chính là tuyến Lear và các con gái, còn những tuyến khác có thể gọi là phụ, nhưng rất quan trọng, được dẫn dắt trong vở bi kịch mà nhiều người cho là có cấu trúc công phu và hiệu quả nhất, rắc rối mà cũng chặt chẽ nhất trong thi pháp kịch Shakespeare..</p> 2024-10-02T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh https://tapchiskda.vn/skda/article/view/82 HỒN DÂN TỘC TRONG MỸ THUẬT CHÈO NGUYỄN DÂN QUỐC 2024-10-02T14:25:50+07:00 Phạm Duy Khuê sonvfx@gmail.com <p>“Sắc sắc không không”- có mà không, không mà có - một trong những triết lý căn bản của giáo lý đạo Phật. Triết lý này tưởng chừng mơ hồ, nhưng ở góc nhìn, tầm nhìn và cách nhìn khoa học biện chứng thì hoàn toàn đúng với ý nghĩa vật chất của nó. Hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu chèo Nguyễn Dân Quốc phải chăng đã lấy triết lý này làm phương châm cho sáng tạo của mình. Nó được gợi ý từ cái mạng nhện trong thiết kế toàn bộ “không gian” sống của vai Suý Vân và các nhân vật trong vở diễn Suý Vân, do hoạ sĩ Nguyễn Đình Hàm - người thầy của ông, người họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu Chèo đầu tiên sáng tạo ra.</p> 2024-10-02T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh https://tapchiskda.vn/skda/article/view/83 ĐÔI ĐIỀU VỀ CHUYỂN THỂ ĐIỆN ẢNH 2024-10-02T14:32:38+07:00 Phạm Mai sonvfx@gmail.com <p>Chuyển thể (adaptation) thực ra đã tồn tại khá lâu. Hiện nay, ta thường được xem những bộ phim chuyển thể từ một truyện ngắn, một tiểu thuyết văn học hay một vở kịch. Có lẽ, bởi về lý thuyết, điện ảnh là nghệ thuật thừa hưởng nhiều đặc tính của 6 loại hình đứng trước nó, trong đó có thơ ca (văn học). Còn về thực tế, văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật có những điểm tương đồng, chúng cùng kể một câu chuyện có nhân vật, không gian, thời gian với những hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Có khác là, việc kể đó bằng những ngôn ngữ khác nhau, dẫn đến cách kể cũng khác nhau. Có thể coi văn học là nguồn tư liệu vô tận để điện ảnh khai thác, và cũng có nhiều nhà nghiên cứu văn học, điện ảnh bàn về vấn đề chuyển thể này.</p> 2024-10-02T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh https://tapchiskda.vn/skda/article/view/84 THI PHÁP KỊCH – SÂN KHẤU CHEKHOV 2024-10-02T14:43:42+07:00 Đào Tuấn Ảnh sonvfx@gmail.com <p>Tiếp nối hai bài viết về kịch Mới châu Âu và kịch Mới trong “Kỷ nguyên Bạc” (Nga) đã đăng tải trên các số 40 (tháng 12, năm 2023) và số 42 (tháng 6, năm 2024) của Tạp chí Nghiên cứu sân khấu và Điện ảnh, bài viết này nhắm tới những mục đích sau: Nghiên cứu thi pháp kịch Chekhov trên nền tảng các nguyên tắc sáng tác chung, tạo tính thống nhất của kịch Mới châu Âu, cũng như đặc điểm riêng của kịch Mới của từng nước, từng tác giả, nhằm thấy được tính đa dạng trong sự vận động của kịch Mới thế kỉ XX; Nghiên cứu sân khấu kịch Chekhov cho thấy, nhà hát kịch là một bộ phận hữu cơ của kịch Mới, mà thiếu nó sẽ khó thấy được bản chất của dòng kịch này; Bước đầu nhìn nhận tiềm năng dựng kịch Chekhov trên sân khấu Việt qua phân tích những điểm nêu trên.</p> 2024-10-02T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh https://tapchiskda.vn/skda/article/view/85 CÁCH TIẾP CẬN MỚI VỀ THIẾT KẾ MỸ THUẬT ĐIỆN ẢNH 2024-10-02T14:51:54+07:00 Nguyễn Nguyên Vũ sonvfx@gmail.com <p>Thiết kế mỹ thuật thường chỉ liên quan đến thiết kế bối cảnh vật lý và kiến trúc phim (truyện), nhưng thiết kế mỹ thuật cũng là một chức năng thiết yếu trong phim hoạt hình cũng như trong các định dạng phương tiện truyền thông dựa trên thời gian khác. Do đó, chúng ta cần mở rộng khái niệm thiết kế mỹ thuật, cũng vì nó đang ngày càng trở nên quan trọng trong các sản phẩm phim và truyền hình đương đại thông qua việc sử dụng các yếu tố được tạo ra bằng kỹ thuật số kết hợp với hình ảnh hành động trực tiếp.</p> 2024-10-02T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh https://tapchiskda.vn/skda/article/view/86 TÍNH SÂN KHẤU TẠO SỨC HẤP DẪN NGHỆ THUẬT: TRƯỜNG HỢP TÁC PHẨM “VỰC TRẮNG” 2024-10-02T14:57:30+07:00 Lương Hoàng Thi sonvfx@gmail.com <p>Trong tranh Phục Hưng chúng ta luôn bắt gặp sự hiện hữu của các nhân vật, các câu chuyện (thánh tích), ở đó ẩn chứa những uẩn khúc, xung đột, hành động kịch tính… tạo nên triết lý nhân sinh và tinh thần nhân đạo tôn vinh vẻ đẹp con người. Gần đây, các game show ca nhạc đều xuất hiện xu hướng “sân khấu hóa” khi xây dựng tác phẩm mới hay làm lại các tác phẩm cũ. Tính sân khấu, bao gồm sự hợp lý nội tại, sự “xoắn bện” giữa các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, đối thoại, xung đột, hành động… đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm nghệ thuật. Gần đây, trong “Vực trắng”, tập thơ vừa ra đời của Lữ Mai, tinh thần sân khấu đã lan tỏa trong câu thơ, trong cấu tứ, tạo nên một phong vị thời đại ở giọng thơ mới hôm nay.</p> 2024-10-02T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh https://tapchiskda.vn/skda/article/view/87 HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG MỘT SỐ BỘ PHIM CỦA ĐẠO DIỄN VIỆT KIỀU 2024-10-02T15:04:43+07:00 Phạm Hải Yến sonvfx@gmail.com <p>Phim do các nhà làm phim Việt kiều sản xuất có góc nhìn khá mới lạ về quê hương, đất nước, dần chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả yêu thích điện ảnh. Ở đó, các đạo diễn thường đi vào khai thác những số phận của người phụ nữ. Họ đã nhìn ra những nét đẹp truyền thống, những khổ đau và cả sự thay đổi trong mối quan hệ tình cảm của người phụ nữ Việt Nam ở nhiều giai đoạn. Những số phận ấy tựu chung đã phác họa phần nào tư tưởng và trăn trở của các nghệ sĩ về xã hội, cuộc đời, con người Việt Nam.</p> 2024-10-02T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh https://tapchiskda.vn/skda/article/view/88 CON THÚ TẬT NGUYỀN - TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH 2024-10-02T15:09:40+07:00 Phạm Khánh Duy sonvfx@gmail.com <p>“Con thú tật nguyền” của Nguỵ Ngữ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu thuộc khuynh hướng yêu nước của văn học đô thị miền Nam (1954 - 1975) được chuyển thể thành phim. Chiến tranh đã đi qua, đất nước hòa bình và đang trên đà phát triển, giới nghiên cứu có điều kiện nhìn nhận lại văn học đô thị để khẳng định giá trị, sự đóng góp và sức sống của bộ phận văn học này. Việc tiếp cận, diễn giải bộ phim chuyển thể “Con thú tật nguyền” từ góc độ đối sánh với tác phẩm gốc là điều cần thiết, hứa hẹn sẽ đem lại những phát hiện thú vị.</p> 2024-10-02T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh https://tapchiskda.vn/skda/article/view/89 SỰ QUAN TRỌNG CỦA TĨNH LẶNG: THIẾT KẾ ÂM THANH TRONG LOẠT PHIM VÙNG ĐẤT CÂM LẶNG 2024-10-02T15:13:49+07:00 Đức Lê sonvfx@gmail.com <p>Âm thanh là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm điện ảnh của khán giả. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện câu chuyện, âm thanh còn giúp tăng hiệu quả cảm xúc trong phim. Tuy nhiên, hiệu quả của thiết kế âm thanh thường được đánh giá qua sự "vô hình" của nó, và chỉ trong một số thể loại phim nhất định như kinh dị hoặc giật gân, âm thanh mới trở nên "hữu hình". Nhờ cách vận dụng âm thanh mới mẻ và sáng tạo, loạt phim "Vùng đất câm lặng" đã gây nhiều chú ý và được đánh giá là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng âm thanh làm công cụ kể chuyện.</p> 2024-10-02T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu - Điện ảnh